Giá trị sử dụng Thuốc_lá

Đài BBC đã liệt kê danh sách những phát minh khiến nhiều người chết nhất trong lịch sử hiện đại. Chúng bao gồm thuốc lá, súng AK-47, bom hạt nhânthuốc nổ dynamite. Kết quả thống kê cho hay, mỗi năm 1,1 triệu người chết vì ung thư phổi và 85% người trong số đó hút thuốc lá. Robert N. Proctor, một nhà nghiên cứu của Đại học Stanford tại Mỹ, khẳng định "Sản phẩm giết nhiều người nhất trong lịch sử nhân loại là thuốc lá. Nó đã cướp khoảng 100 triệu sinh mạng trong thế kỷ XX".

Tính đến tháng 3 năm 2018, có khoảng 5.5 nghìn tỷ điếu thuốc lá được sản xuất hàng năm trên thế giới trong ngành công nghiệp thuốc lá, được tiêu thụ bởi trên 1,1 tỷ người[cần dẫn nguồn].

Tỉ lệ hút thuốc theo giới tính
Số người hút thuốc (%)
Khu vựcNamNữ
Châu Phi294
Châu Mỹ3522
Đông Địa Trung Hải354
Châu Âu4626
Đông Nam Á444
Tây Thái Bình Dương608
(2000, theo Tổ chức Y tế Thế giới)

Tác hại người dùng

Khói thuốc đã bị Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) xếp vào các chất gây ung thư (tiếng Anh: carcinogen) bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ.

Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh tại 950 °C và khói phụ 500 °C, do đó luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn.

Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khíbụi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 60 được xếp vào loại gây ung thư [13]. Gồm những chất như nicotin, mônôxít cacbon, hắc ínbenzen, fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

Tác hại cũng xảy đến cho những người không hút thuốc chung quanh, phải hút thuốc thụ động, là hình thức hít khói thuốc từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về bệnh như ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động.

Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em [14]. Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới.

Việc hút thuốc ở các phòng chờ nhà ga, bến xe đã bị Bộ Giao thông vận tải cấm từ năm 2005, tuy nhiên việc áp dụng chưa triệt để trên thực tế. Hiện nay, tổ chức Healthbidge Canada đang tài trợ cho một số thành phố tại Việt Nam mở rộng khu vực công cộng không khói thuốc và tăng tính hiệu quả của chính sách cấm hút thuốc nơi công cộng.

Ngày 31 tháng 5 hàng năm được xem là "Ngày Thế giới không thuốc lá".

Tác hại môi trường

Tính trung bình, có khoảng 5.7 nghìn tỷ điếu thuốc lá được hút trên toàn thế giới mỗi năm[15] và khoảng 5,3 nghìn tỷ tàn thuốc lá sau khi hút được vứt lại môi trường, trên đường đi và các khu vực công cộng hàng năm[16].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuốc_lá http://airspace.bc.ca/ http://blog.chron.com/sciguy/2010/05/the-world-lit... http://www.oed.com/view/Entry/33001 http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1... http://www.cdc.gov/tobacco/search/index.htm //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2627373 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16799735 http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcg... http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2004/12/3B9D... http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/05/3BA02...